Trong số những căn bệnh nguy hiểm, tác động trực tiếp đến sức khỏe, gây biết bao hệ lụy khôn lường cho sức khỏe, tính mạng có thể kể đến đột quỵ. Vậy bạn có biết bệnh đột quỵ là gì không? Làm sao biết được có nguy cơ mắc đột quỵ? Chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích xoay quanh bệnh lý này và các dấu hiệu cảnh báo sớm. Bạn hãy chú ý theo dõi để nhanh chóng, kịp thời điều trị nếu có nguy cơ mắc phải nhé.
1. Bệnh đột quỵ là gì?
Đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng khi não bộ chịu sự tổn thương nghiêm trọng do dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc có một mạch máu nào đó trong não bị vỡ. Khi ấy, lượng oxy và dinh dưỡng dùng cho việc nuôi tế bào não sẽ bị giảm đi một cách đáng kể. Theo đó, chỉ trong thời gian ngắn (khoảng vài phút), các tế bào não sẽ bắt đầu chết dần, gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm đến tính mạng con người.
Đột quỵ cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến tử vong cao, nhiều khả năng để lại di chứng vĩnh viễn cho người mắc phải.
Không loại trừ bất kỳ lứa tuổi nào, đột quỵ có thể xuất hiện ở tất cả mọi người.
Đột quỵ có khá nhiều loại, có thể kể đến những loại bệnh đột quỵ sau:
– Đột quỵ do thiếu máu cục bộ
– Đột quỵ do xuất huyết
– Đột quỵ do thiếu máu não thoáng qua (TIA)
2. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ là gì?
Những người mắc đột quỵ hiện nay đều có nguyên nhân mắc bệnh chủ yếu sau:
– Do các yếu tố có thể kiểm soát được: cao huyết áp; cholesterol cao; bệnh về tim mạch như rối loạn nhịp tim, suy tim; đái tháo đường; hút thuốc; thiếu máu não thoáng qua; đột quỵ tái phát;
– Do các yếu tố không thể kiểm soát được:
- Giới tính: so với nữ giới thì nam giới có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn;
- Tuổi tác: tuy không loại trừ độ tuổi nhưng người già có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn;
- Tiền sử gia đình: những người có người thân từng mắc các bệnh như thiếu máu não thoáng qua hay nhồi máu cơ tim có nguy cơ cao bị mắc đột quỵ;
- Chủng tộc: theo nghiên cứu cho rằng người Mỹ gốc Phi sẽ có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao gấp 2 lần so với người da trắng
3. Bị bệnh đột quỵ nhận biết bằng cách nào?
Với đa số các trường hợp mắc bệnh đột quỵ hiện nay, vẫn có thể chẩn đoán và điều trị nhanh chóng, kịp thời thông qua các dấu hiệu nhận biết sớm sau đây:
– Mặt bắt đầu có dấu hiệu không cân xứng, nhân trung bị lệch, miệng méo
– Thị lực giảm dần
– Chân tay hay tê mỏi, cử động gặp nhiều khó khăn, tê liệt (thường là một bên cơ thể)
– Rối loạn trí nhớ, gặp khó khăn khi diễn đạt từ ngữ
– Nói ngọng, gặp khó khăn khi phát âm, môi lưỡi đôi lúc tê cứng
– Đau đầu dữ dội
4. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ phổ biến
Các yếu tố sau đây có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ ở người:
a) Có lối sống không lành mạnh:
– Không thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao
– Thường xuyên dụng bia, rượu, thức uống có cồn
– Bị béo phì, thừa cân
– Dùng chất kích thích, chất cấm như methamphetamine, cocaine
b) Có tiền sử các loại bệnh nguy hiểm sau:
– Các bệnh về tim mạch như rối loạn nhịp tim, rung tâm nhĩ, suy tim, nhiễm trùng tim, khiếm khuyết tim
– Mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ
– Tăng huyết áp
– Tăng cholesterol
– Mắc bệnh đái tháo đường
– Hút thuốc lá (thụ động hoặc chủ động)
- c) Ngoài ra, còn có các yếu tố tác động làm đột quỵ diễn ra bất ngờ, phức tạp hơn như tiền sử gia đình, giới tính, độ tuổi.
4. Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ hiệu quả nhất hiện nay
a) Điều trị ngay và sau khi mắc đột quỵ
Trước hết, bạn cần lưu ý về việc điều trị khi mắc phải đột quỵ còn phụ thuộc chủ yếu vào thời điểm di chuyển đến khoa cấp cứu của cơ sở y tế nhanh hay chậm. Nếu được chỉ định điều trị, bác sĩ có thể cho người mắc đột quỵ dùng thuốc giúp làm tan huyết khối Busting để hòa tan các cục máu đông. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể cho người mắc bệnh dùng thêm các loại thuốc giúp làm loãng máu.
Nếu gặp phải người mắc đột quỵ, cần phải nắm chắc các bước sơ cứu cơ bản sau đây:
– Gọi ngay xe cấp cứu đến nơi có người mắc đột quỵ, đồng thời nên chú ý không được để người bệnh té hay va chạm cơ thể mạnh với môi trường bên ngoài
– Tốt nhất nên đặt người mắc đột quỵ nằm nghiêng
– Quan sát và chú ý đến các biểu hiện của người mắc đột quỵ, có thể là nôn mửa, ý thức bắt đầu suy giảm…
– Không được tự ý sử dụng các phương pháp như châm cứu, cạo gió (đánh gió), bấm huyệt
– Không được cho người bệnh ăn uống bất kỳ loại đồ ăn, thức uống nào
– Không được tự ý dùng cho bệnh nhân các loại thuốc giúp hạ huyết áp
b) Phòng ngừa đột quỵ hiệu quả
Khi đã hiểu đột quỵ là gì và phát hiện những dấu hiệu có nguy cơ mắc đột quỵ từ sớm, bạn vẫn có thể điều trị bằng những phương pháp được các nhà khoa học khuyên nhủ:
– Luôn chú ý thăm khám, theo dõi sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện, điều trị các chứng bệnh như cao huyết áp, đái tháo đường, tim mạch…
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, điều độ
– Hoạt động thường xuyên bằng các bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe, thể lực
– Làm việc, học tập, nghỉ ngơi phải có sự cân bằng để đảm bảo năng lượng
Hy vọng với một số thông tin quan trọng và cần thiết, bạn sẽ hiểu hơn đột quỵ là gì và tìm ra những phương pháp điều trị nhanh chóng, kịp thời, hạn chế tối đa tác hại từ căn bệnh đột quỵ. Không ai trân trọng và yêu quý sức khỏe của bản thân bằng chính mình, vì thế hãy chăm sóc sức khỏe từ những điều nhỏ nhất nhé. Theo dõi các bài viết về sức khỏe khác tại chuyên mục Sống khỏe.