Bệnh sỏi thận và những điều quan trọng cần biết

Chia sẻ
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on skype
Share on linkedin

Trong số những căn bệnh khiến cơ thể khó chịu, giảm sức khỏe để hoạt động hằng ngày không thể không nhắc đến bệnh sỏi thận. Nếu không được phát hiện và được điều trị kịp thời, phù hợp sẽ gây nên ảnh hưởng xấu đến cơ thể với các biến chứng. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh sỏi thận là gì cũng như nguyên nhân, cách điều trị phổ biến hiện nay. Hãy theo dõi thông qua bài viết sau nhé.

1. Bệnh sỏi thận là gì?

Sỏi thận còn được gọi là sạn thận. Đây là một loại bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu. Khi các chất khoáng có trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, theo thời gian sẽ hình thành nên các tinh thể rắn và được xem là sỏi thận. Và kích thước của sỏi thận có thể lên đến vài cm, điều này ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động của thận bên trong cơ thể.

Trong một số trường hợp, nếu sỏi thận tồn tại với kích thước nhỏ bé thì có thể bài tiết ra bên ngoài theo nước tiểu. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp do kích thước của sỏi thận quá lớn, không thể di chuyển và theo nước tiểu ra bên ngoài đã gây tổn thương, đau đớn không chỉ đến thận mà còn là các bộ phận khác của cơ thể.

Các loại bệnh sỏi thận phổ biến hiện nay: sỏi canxi; sỏi cystin; sỏi axit uric; sỏi struvite; sỏi phosphat. Trong đó, sỏi canxi được xem là loại bệnh sỏi thận phổ biến nhất, tồn tại rõ rệt nhất ở cơ thể của nam giới trong độ tuổi từ 20 cho đến 30.

bệnh sỏi thận

2. Biểu hiện, triệu chứng của bệnh sỏi thận là gì?

Đa số các bệnh lý hiện nay đều có những biểu hiện nhất định. Và bệnh sỏi thận cũng thế, nếu có những biểu hiện sau đây, hãy lưu ý đến cơ sở y tế để được khám và xét nghiệm đảm bảo điều trị hợp lý, kịp thời đối với căn bệnh sỏi thận:

– Hay đau bụng, đau lưng: cứ ngỡ dấu hiệu hiệu này là điều bình thường đối với cơ thể khi phải hoạt động, làm việc hoặc mệt mỏi thông thường. Tuy nhiên, cơn đau ấy có thể kéo dài từ thắt lưng đến xuống vùng mạn dưới sườn, sau đó lan đến những khu vực xương chậu và bụng dưới. Có thể lý giải triệu chứng này như sau: khi các hạt sỏi thận với kích thước lớn di chuyển theo đường nước tiểu gây ra va chạm và tổn thương với đường tiết niệu, gây đau đớn và khó chịu.

– Cảm giác đi tiểu rất khó hoặc buốt khi đi tiểu: sỏi thận gây tổn thương đến đường tiết niệu nên không tránh khỏi trường hợp viêm nhiễm xảy ra. Việc khó đi tiểu và buốt khi đi tiểu là triệu chứng khá dễ dàng nhận thấy khi mắc bệnh sỏi thận.

– Có thể đi tiểu ra máu: Nếu tình trạng cọ xát của sỏi thận với đường tiết niệu gây ra tổn thương nghiêm trọng, không chỉ dừng lại ở việc viêm, nhiễm gây đau buốt mà có thể ra máu khi đi tiểu.

– Nước tiểu có màu bất thường, lắng cặn kì lạ: Viêm nhiễm đường tiết niệu sẽ gây nên mùi hôi kì lạ cho nước tiểu, đôi khi còn có màu do sỏi thận gây ra.

– Buồn nôn: không chỉ tổn thương đến đường tiết niệu, sỏi thận còn có thể gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Khi dạ dày bị khó chịu, tình trạng nôn mửa sẽ dễ dàng xảy ra.

– Không đi tiểu được: nếu sỏi thận tồn tại quá nhiều với kích thước lớn sẽ làm nghẽn đường tiểu, lúc này không thể đi tiểu bằng cách thông thường. Nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, theo dõi điều trị. Vì tình trạng này nếu kéo dài vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận

Không tự nhiên mà bệnh sỏi thận tồn tại bên trong cơ thể với khá nhiều hạt sỏi thận từ bé đến lớn, gây tổn thương không chỉ đến đường tiết niệu mà còn đến các cơ quan khác. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản khiến tình trạng sỏi thận ngày càng phức tạp hơn bên trong cơ thể:

– Sử dụng các loại thuốc một cách tùy tiện.

– Có chế độ ăn uống không hợp lý như ăn mặn hay ăn quá nhiều dầu mỡ.

– Uống ít nước trong ngày. Quá ít nước thì cơ thể không thể nào dễ dàng đào thải sỏi thận với kích thước nhỏ bé ra ngoài. Từ đó, tích tụ thành nhiều hạt sỏi thận lớn và làm bệnh sỏi thận nghiêm trọng hơn.

– Tình trạng mất ngủ kéo dài. Chăm sóc cơ thể tốt, quan trọng vẫn là có một giấc ngủ lý tưởng phù hợp, đủ để hoạt động trong ngày. Nếu mất ngủ thì mô thận sẽ không thể nào thực hiện chức năng của mình là tái tạo tổn thương, từ đó những hạt sỏi thận tăng lên ngày càng nhiều là điều không thể tránh khỏi.

– Nhịn ăn sáng.

– Nhịn tiểu.

4. Điều trị bệnh sỏi thận như thế nào?

4.1 Điều trị bệnh sỏi thận

Khi đã hiểu bệnh sỏi thận là gì, nguyên nhân dẫn đến cũng như các triệu chứng, biểu hiện cơ bản, hẳn bạn cũng thắc mắc liệu sẽ có những cách điều trị nào tốt cho người mắc bệnh. Sau đây là hai cách điều trị phổ biến mang lại hiệu quả cho cơ thể người mắc bệnh:

– Điều trị nội khoa: nếu ở giai đoạn đầu của bệnh sỏi thận, tức là khi sỏi thận còn tồn tại với kích thước không đáng kể hoặc quá nhỏ bé, việc điều trị nội khoa thường được các chuyên gia y tế khuyến khích. Điều trị nội khoa, hay nói đơn giản là dùng các biện pháp để hỗ trợ, giúp đỡ người bệnh sỏi thận tiểu ra những hạt sỏi thận với kích thước nhỏ bé, không đáng kể. Một trong số những biện pháp nội khoa phổ biến là tạo nhiều lượng nước tiểu đi qua thận để giúp đào thải sỏi thận ra bên ngoài cơ thể.

– Điều trị ngoại khoa: Khác với phương pháp điều trị nội khoa với biện pháp hỗ trợ giúp sỏi thận có kích thước nhỏ ra bên ngoài, điều trị ngoại khoa là phương pháp mà các chuyên viên y tế lấy sỏi từ thận ra bên ngoài do kích thước tồn tại quá lớn, không thể theo đường tiểu ra ngoài một cách thông thường. Các phương pháp điều trị ngoại khoa phổ biến có thể kể đến như mổ nội soi, nội soi tán sỏi qua da (không cần phải mổ), tán sỏi nội soi…

4.2 Phòng ngừa bệnh sỏi thận

Không tự nhiên mà các chuyên gia vẫn khuyên là phòng ngừa hơn chữa bệnh. Hy vọng bất kể là ai, kể cả những người chưa từng bị bệnh sỏi thận cũng lưu tâm đến căn bệnh này để phòng ngừa một cách phù hợp.

Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh sỏi thận mang đến hiệu quả ấn tượng nhất hiện nay:

– Uống nước nhiều hơn trong ngày. Và uống lượng nước phù hợp khoảng từ 2 đến 3 lít mỗi ngày.

– Có thể sử dụng nước chanh. Việc này phù hợp để phòng ngừa sự tồn tại của loại sỏi thận axit uric.

– Không nên sử dụng caffeine quá nhiều, nên dùng lượng hợp lý.

– Hạn chế ăn mặn, các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe.

– Không để tăng cân bất thường mà hãy duy trì để đảm bảo sức khỏe ổn định.

Hy vọng với một số thông tin hữu ích có liên quan đến bệnh sỏi thận sẽ giúp bạn hiểu hơn bệnh sỏi thận là gì. Đồng thời, sẽ rút kinh nghiệm về căn bệnh này cũng như cách phòng ngừa để sống khỏe hơn mỗi ngày nhé.

The Best Android VPN

There are many VPN apps to get Android, however you need to be very careful to down load the best

Contact Me on Zalo
0373836668