7 Lý Do Bạn Nên Chia Tay Với Đường

Chia sẻ
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on skype
Share on linkedin

Đường là nguy cơ tìm ẩn đe doạ nhan sắc và sức khoẻ cơ thể. Thế nên chúng tôi đưa ra đây 7 lý do để bạn có đủ động lực mà chia tay với đường tinh chế và xi-rô ngô hàm lượng cao fructose.

Đường là nguy cơ tìm ẩn đe doạ nhan sắc và sức khoẻ cơ thể. Đáng lẽ cần phải chia tay, nhưng bạn không làm sao dứt khỏi sự quyến rũ của đường. Và nước Mỹ thật sự đang có một mối tình với đường. Nhưng với việc người Mỹ tiêu thụ trung bình 20 thìa cà phê đường mỗi ngày, mối quan hệ đó gọi đúng hơn là nghiện ngập.

Dù người ta vẫn nói về cuộc chiến chống ma túy, nhưng chẳng ai nhắc gì về cuộc chiến chống đường cả. Chính sự thiếu nhận thức của cộng đồng về các tác hại của đường là thứ khiến nó trở nên nguy hại. Với rượu và ma túy, bạn biết rõ kẻ thù. Nếu muốn, bạn có thể nhận được sự giúp đỡ.

Nhưng với đường thì lại khác. Nó lén lút bám theo bạn, ngụy trang dưới dạng “thức ăn cho tâm hồn” và “cải thiện tâm trạng”. Khi nghĩ đến các tác hại của đường, hầu hết mọi người chỉ nghĩ đơn giản là có thể bị sâu răng hoặc tăng thêm vài cân. Hầu hết chúng ta không nhận ra các tác hại lâu dài của đường đối với cơ thể.

Có thể bạn không muốn biết nhưng: đường rất có hại

“Lý do các tác hại của đường ít được công bố không phải do thiếu thông tin được nghiên cứu kỹ lưỡng. Chỉ là do thương mại. Các tập đoàn thực phẩm lớn đã đầu tư mạnh vào việc sản xuất các sản phẩm dư thừa đường. Và nếu công chúng đột nhiên biết đến kẻ thù chung này, họ sẽ đánh mất nguồn lợi khổng lồ đó.”

Thế nên chúng tôi đưa ra đây 7 lý do để bạn có đủ động lực mà chia tay với đường tinh chế và xi-rô ngô hàm lượng cao fructose.

1. Đường khiến bạn trông già hơn tuổi thật

Đường gắn vào các protein tạo thành các phân tử gọi là sản phẩm glycat hóa bền vững. Các phân tử có hại này sẽ tấn công các sợi protein có trong elastin và collagen, là những chất giúp làn da săn chắc. Bên cạnh việc làm da mặt bạn chảy xệ, việc mất đi các elastin và collagen có thể làm giảm các enzyme chống oxi hóa trong da, làm tăng tổn hại khi tiếp xúc ánh mặt trời và tăng thêm các nếp nhăn.

2. Đường làm béo các nội tạng của bạn

Chất béo không phải là thứ chỉ tích tụ dưới các nhóm cơ chính. Nó còn tích tụ cả trong các cơ quan nội tạng. Trong số đó, gan là cơ quan lưu trữ nhiều nhất. Các màng chất béo tích tụ quanh gan là tiền đề của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Trước thập niên 80, tình trạng này khá hiếm. Thì ngày nay, trong xã hội bị ám bởi đường này, nó đã trở nên phổ biến hơn. Tức là rất nhiều trường hợp xảy ra tình trạng gan nhiễm mỡ.

3. Đường dẫn đến các bệnh tiểu đường

Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng  tiêu thụ đường mất kiểm soát là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh tiểu đường. Theo thống kê, những người uống các loại đồ uống có đường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 83%.

4. Đường làm co mạch máu

Lượng đường trong máu cao có thể gây ra những thay đổi dẫn đến xơ cứng mạch máu của bạn. Và khi máu khó lưu thông khắp cơ thể, các cơ quan nội tạng sẽ không có đủ oxi và chất dinh dưỡng cần thiết. Lâu dài, bạn sẽ phải trả giá cho điều này.

5. Đường làm suy yếu tim mạch

Không chỉ là chơi đùa, đường thật sự rất có hại với tim của bạn. Vì đường có liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2 và huyết áp cao, mà hai tình trạng sức khỏe này lại là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ và các bệnh tim mạch.

6. Đường làm tăng lượng cholesterol xấu

Gan phản ứng với tình trạng quá tải đường bằng cách tạo ra nhiều hơn các cholesterol có hại. Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, ăn quá nhiều đường sẽ dẫn đến việc mất cân bằng cholesterol trong cơ thể.  

7. Đường làm tâm trạng bạn suy sụp

Đường là một kẻ dối trá. Nó thầm thì bên tai, “Bạn sẽ thấy ổn hơn. Chỉ cần một chút đường thôi.” Nhưng sau khi cơn sốt đường ban đầu trôi qua, não sẽ khó sản xuất dopamine hơn. Về lâu dài, bạn có khả năng ngày càng trở nên trầm cảm.

Tại sao cai nghiện đường lại khó đến vậy?

Nếu gặp khó khăn trong việc cai nghiện đường, bạn cũng giống rất nhiều người khác. Bởi vì đường là một loại ma túy dưới danh xưng thực phẩm. Trên nhiều khía cạnh, đường không khác gì caffeine, thuốc lá hay ma túy nặng khi nói đến khả năng gây nghiện. Cũng như các chất gây nghiện khác, nó bắt đầu bằng cách làm tăng vọt lượng dopamine khiến bạn cảm thấy sung sướng (nhưng rồi sẽ rơi xuống khốn khổ sau đó). Và cũng giống các chất gây nghiện khác, bạn dần dần có khả năng chịu được đường, tức là sẽ cần nhiều và nhiều đường hơn nữa mới đủ đô cho bạn.  

Rồi, vậy chúng ta đã xác minh được rằng đường có hại cho bạn nhưng lại cực kỳ khó bỏ. Vậy có giải pháp nào cho vấn đề đó? Khi mọi người nhận thức được mức độ có hại của đường tinh luyện đối với cơ thể, điều đầu tiên họ làm thường là chống cự. Cai bỏ ngay chưa hẳn là cách nhanh nhất hay hiệu quả hơn để loại bỏ hết những món ngon ngọt mật đường không lành mạnh đó ra khỏi cuộc sống của bạn.

Vậy, dùng bao nhiêu đường thì được?

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo rằng nam giới không nên tiêu thụ nhiều hơn 150 calo (khoảng 9 thìa cà phê hay 36 gram) mỗi ngày. Với nữ giới, lượng khuyến nghị giảm xuống còn 6 thìa cà phê hoặc 100 calo mỗi ngày. Nghe có vẻ khá nhiều (mà đúng thật là vậy), nhưng hãy nghĩ rằng: nhiêu đó cũng chỉ bằng lượng đường có trong 1 lon Coca Cola. 

Thực tế, hầu hết chúng ta tiêu thụ nhiều đường hơn mức này mỗi ngày. 

Ngưng sử dụng đường. Hay chí ít là dùng ít đường hơn

Để kiểm soát lượng đường nạp vào ở mức tương đối lành mạnh, nghĩa là phải trừ đi lượng đường bổ sung có trong nhiều loại thực phẩm bạn vẫn thường ăn. Cách hiệu quả nhất để làm điều đó là bắt đầu với việc làm quen với các nhãn thực phẩm. Tại sao lại như vậy? Vì đường bổ sung là kẻ gian xảo và nó có thể ẩn mình dưới những bí danh khác nhau như Dextrose, Fructose, Galactose, Maltodextrin, Ethyl Maltol. 

“Trên thực tế, theo các biểu tượng bên ngoài bản Hướng dẫn Chế độ Ăn uống cho Người Mỹ 2015—2020, 2 trong số đó bao gồm, đường nâu, chất làm ngọt từ ngô, dextrose, fructose, glucose, xi-rô ngô hàm lượng cao high-fructose, mật ong, lactose, xi-rô mạch nha, maltose, molasses, mật đường và sucrose.”

Để cung cấp thêm các mẹo xác định và loại bỏ các loại đường bổ sung ẩn nấp quanh bếp ăn của bạn, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật đã tổng hợp nên các tài liệu hữu ích này. 

Bước tiếp theo để cai nghiện đường là xây dựng các mối quan hệ lành mạnh hơn với các chất thay thế đường có thể thỏa mãn cơn thèm ngọt của bạn. Các chất đó bao gồm:

  • Cỏ ngọt
  • Chất làm ngọt từ la hán quả
  • Đường dừa
  • Mật ong
  • Xi-rô mạch nha. 

Bạn cũng có thể thử xylitol – một loại rượu đường được chiết xuất từ ngô hoặc cây phong và được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau củ. Nó có vị ngọt như đường nhưng chỉ chứa 24 calo trên mỗi gram. Hãy sử dụng các chất thay thế này một cách có chừng mực, và dù chúng có thể không làm bạn thỏa mãn ngay lập tức như một thanh kẹo Snicker, nhưng chúng sẽ làm được điều đó sau một thời gian ngắn. 

Bất kể bước khởi đầu hay chiến lược nào bạn chọn để cai nghiện tâm trí (và vị giác) của mình khỏi đường, chúng tôi khuyên là hãy biết nhẫn nại. Có thể mất từ một đến ba tuần để cắt giảm lượng tiêu thụ đường của bạn. Bắt đầu bằng cách cắt giảm một lượng đường nhỏ mỗi tuần và thử thay thế đường tinh luyện trong chế độ ăn của bạn bằng các loại đường tự nhiên như hoa quả tươi và mật ong. Vị giác của bạn dần dà sẽ quen với lượng đường thấp trong bữa ăn và cuối cùng thì những thức uống và món ăn mà bạn từng nghĩ chúng cần thêm đường sẽ trở nên ngọt quá mức.

Bài học ở đây là: đường không nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn

Nó làm điều ngược lại. Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn, nhưng việc cắt giảm đáng kể lượng đường bạn thường dùng sẽ dẫn đến sự cải thiệt đáng kể về ngoại hình, năng lượng và tâm trạng của bạn. Chia tay với đường có thể rất đau khổ. Nhớ lại khoảng thời gian tuyệt vời đã có bên nhau sẽ khiến bạn thấy nuối tiếc và muốn quay lại, nhưng về lâu dài, chấm dứt mối tình đó sẽ giúp bạn sống khỏe, sống thọ hơn.

Xem thêm

The Best Android VPN

There are many VPN apps to get Android, however you need to be very careful to down load the best

Contact Me on Zalo
0373836668